Ba yếu tố cơ bản của sự sống

Trong nỗ lực khám phá nguồn gốc sự sống, trước tiên các nhà nghiên cứu phải định nghĩa được sự sống là gì. Đối với một nhà hóa lý, việc định nghĩa này thật đơn giản, Robert Pascal đến từ IBMM1 tại Montpellier (Pháp) giải thích: “Sự sống là một hệ thống các thuộc tính mang lại trạng thái cân bằng khác xa so với trạng thái cân bằng nhiệt động lực”.

Hơn nữa, một nhà sinh học không thể hiểu được sự sống nếu không có thuyết tiến hóa của Darwin. Các chuyên gia tìm hiểu về nguồn gốc của sự sống ít nhiều đều cho rằng sự sống hình thành từ ba yếu tố cơ bản sau:

  1. Sự trao đổi chất: toàn bộ các phản ứng hóa học cung cấp cho sinh vật các dưỡng chất và năng lượng;
  2. Vật liệu di truyền: bao gồm sơ đồ các cơ quan của sinh vật và giúp thực hiện quá trình tái sản xuất;
  3. Môi trường bên ngoài: giúp phân biệt chính nó với các nhân tố bên ngoài.

Nếu không có một trong ba yếu tố này, có thể sẽ không tồn tại sự sống. “Khó khăn nằm ở chỗ xác định yếu tố nào có trước”, Purificación López-García thuộc phòng thí nghiệm ESE2 nghiên cứu về tiến hóa có trụ sở tại Orsay giải thích.

Sự quang hợp được tiến hành bởi các vi khuẩn lam dạng sợi là một ví dụ của sự trao đổi chất được phát triển thông qua sự tiến hóa
Sự quang hợp được tiến hành bởi các vi khuẩn lam dạng sợi là một ví dụ của sự trao đổi chất được phát triển thông qua sự tiến hóa

Các nhà nghiên cứu tin rằng, nếu không có sự trao đổi chất, di truyền học có thể đã không xuất hiện. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng di truyền học xuất hiện trước rồi mới có sự trao đổi chất. “Mặc dù nhiều nhà khoa học nghiêng về giả thuyết thứ hai, vì di truyền học có ảnh hưởng rất lớn đến sinh học hiện đại, nhưng theo tôi nghĩ, các yếu tố này cùng tồn tại từ rất sớm”, Lospez-García cho biết. Một nhà nghiên cứu khác đến từ CBM3, Marylène Bertrand cũng chia sẻ quan điểm của mình: “các đại phân tử sinh học có liên quan lớn đến việc hình thành cả ba yếu tố này và có nhiều khả năng cả ba yếu tố tạo nên sự sống đều có sự phát triển cùng nhau”.

1. Institut des biomolécules Max Mousseron (CNRS / UM1 / UM2 / ENSCM).
2. Laboratoire Ecologie, systématique et évolution (CNRS / Université Paris-Sud)
3. Centre de biophysique moléculaire (CNRS)

Theo: Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam

Related Posts