Nếu muốn “làm giàu” cho bản thân, các bạn hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất.
Giáo sư Khoa Tâm lý học ĐH Harvard – William James (11/1/1842 – 26/8/1910) là vị giáo sư người Mỹ đặt những “viên gạch” đầu tiên trong những ngày đầu thành lập Khoa Tâm lý học của ĐH Harvard. Ông cũng là tác giả những cuốn sách có ảnh hưởng lớn tới khoa học tâm lý, tâm lý học giảng dạy, tâm lý học trải nghiệm tôn giáo và chủ nghĩa thần bí, cũng như tâm lý học về chủ nghĩa thực dụng thời kỳ đầu. Trong sự nghiệp nghiên cứu tâm lý học của mình, giáo sư từng phát biểu:
“Gieo một hành động – gặt một thói quen; gieo một thói quen – gặt một tính cách; gieo một tính cách – gặt một số phận”.
Từ đó, ông cho rằng, nếu một người muốn bản thân “giàu có” hơn mỗi ngày, hãy bắt đầu từ 8 thói quen đơn giản sau:
1. Cười nhiều hơn
Dou Liguo là một nhân viên chuyển phát nhanh rất tận tâm với công việc. Ngày đầu đi làm, Dou Liguo đã hào hứng in 1.000 danh thiếp để phát cho mọi người và mong khách hàng sẽ nhớ đến anh, gọi cho anh khi cần.
Nhưng dường như không ai để ý tới anh và tấm danh thiếp ấy. Có người cho vào túi rồi quên đi, có người mắng anh là đồ phiền phức. Với nụ cười luôn nở trên môi, Dou Liguo không hề nản lòng. Anh cúi xuống nhặt danh thiếp lên và tiếp tục gửi cho khách hàng tiếp theo.
Nhiều đồng nghiệp đã nghỉ việc vì công việc chuyển phát nhanh cực khổ và khó khăn, nhưng Dou Liguo vẫn kiên trì làm tốt mỗi ngày, với nụ cười luôn nở trên môi và cuối cùng được thăng chức lên vị trí lãnh đạo công ty.
Dẫu biết, áp lực cuộc sống luôn đè nặng lên vai chúng ta, mỗi người trưởng thành đều phải “đeo” trên vai những gánh nặng về công việc, gia đình hay tài chính. Dù vậy, hãy thẳng thắn đối mặt với thực tế và học cách mỉm cười.
Chỉ bằng cách mỉm cười, bạn mới có thể vượt qua những trở ngại và đứng dậy bước tiếp cho tương lai phía trước. Ngược lại, nếu chỉ biết than thở và “nằm ườn” một chỗ, bản thân bạn chỉ ngày càng “nghèo” hơn mà thôi.
2. Nói ít hơn
Nhà văn Lỗ Tấn có một câu nói nổi tiếng: “Khi tôi im lặng, tôi cảm thấy no; khi tôi nói, tôi cảm thấy trống rỗng.”
Trang Tử cũng từng nói: “Cảnh đẹp nhất không thể diễn tả bằng lời, sức mạnh lớn nhất là sức mạnh của sự im lặng”.
Người càng bốc đồng, làm không nên chuyện thì càng thích nói nhiều. Vì họ đang cố gắng dùng lời nói để lấp đầy sự “trống rỗng” trong lòng. Ngược lại, những người thực sự trưởng thành biết cách im lặng cúi đầu, âm thầm tránh xa những rắc rối từ việc “vạ miệng”, âm thầm học hỏi, trau dồi bản thân.
Nói ít hơn, làm nhiều hơn, âm thầm trau dồi, hoàn thiện bản thân, bạn sẽ ngày càng “giàu có” hơn.
3. Chia sẻ nhiều hơn
Trong cuộc sống, nếu muốn bản thân mở rộng các mối quan hệ, tìm được những người bạn “đúng nghĩa”, trước tiên chúng ta phải học cách chia sẻ.
Những người vì sợ bản thân chịu thiệt thòi, không muốn cho đi, chỉ biết lợi dụng người khác để đoạt lợi, thường là những người không có bạn bè, hoặc “chỉ vì một cái cây mà mất cả một cánh rừng”.
Trên đời này, người cho đi nhiều sẽ nhận lại được nhiều; kẻ chỉ biết sống vì lợi ích của bản thân sẽ là kẻ thiệt thòi nhất.
Ngạn ngữ có câu: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”.
Hãy tập cho mình thói quen biết chia sẻ, bởi nó cũng giống như một “khoản đầu tư dài hạn”. Nếu bạn sẵn sàng trả tiền cho người khác thì người khác sẽ trả tiền cho bạn.
Học cách chia sẻ và cho đi, cuộc sống của bạn sẽ ngày càng “giàu có” hơn.
4. Đọc nhiều hơn
Công ty quảng cáo nổi tiếng toàn cầu Ogilvy & Mather đã từng có một biển quảng cáo với nội dung sau:
“Tôi e sợ những người thích đọc sách – những người có thể tránh được thất bại mà tôi sắp trải qua. Họ hiểu rằng cuộc đời này rất ngắn ngủi, còn con người ta thì hiểu biết quá muộn; một giờ đồng hồ của họ chính là cuộc đời của tôi”.
Đọc sách là một hành trình, điểm xuất phát chính là thế giới bên ngoài và điểm kết thúc là đời sống tinh thần. Sách không chỉ mở rộng tầm nhìn mà còn làm phong phú thêm tâm hồn.
Có thể, sách sẽ không giúp bạn giải quyết được vấn đề hiện tại ngay lập tức, nhưng những cuốn sách bạn đã đọc qua rồi cũng sẽ “thấm vào xương”, mở ra cho bạn một cách nhìn mới, giúp bạn trở thành một người “giàu có” sự sâu sắc, uyên bác.
5. Lạc quan hơn
Bạn chính là người tạo ra cuộc đời mình. Cuộc đời bạn như thế nào, đều phụ thuộc vào cách bạn nhìn nó.
Nếu bạn luôn bi quan và suy nghĩ mọi chuyện theo hướng tiêu cực, bạn sẽ ngày càng lún sâu vào những cảm xúc tiêu cực; khi bắt đầu nhìn cuộc sống với thái độ tích cực, lạc quan, bạn sẽ sáng suốt tìm ra cách đưa bản thân dần thoát khỏi khó khăn, chán nản.
Giáo sư ĐH Harvard: 8 thói quen giúp bạn “giàu có”, điều 6 đơn giản nhưng ít ai làm được – Ảnh 4.
Ảnh minh họa
Ngạn ngữ có câu: “Thái độ của bạn đối với thế giới sẽ quyết định bạn có thế giới như thế nào”.
Thay vì phàn nàn và mãi “đắm chìm” vào sự tiêu cực, bạn hãy nhìn sự việc theo hướng tích cực, mọi thứ bạn muốn sẽ đến một cách tự nhiên.
6. Lắng nghe nhiều hơn
Hiền nhân Vương Dương Minh nói: “Tai biết lắng nghe, sẽ nghe được hết những điều trong thiên hạ”
Một người mắc sai lầm không có gì đáng sợ bằng người không biết lắng nghe người khác. Người có cái tôi quá cao, quá cứng đầu thường sẽ tự hủy hoại bản thân mình bằng chính cái tôi đó.
Chỉ khi biết cách gạt bỏ cái tôi cao, chúng ta mới có thể “làm giàu” cho bản thân bằng việc tiếp thu kiến thức, những điều tốt đẹp từ người khác.
7. Ngừng suy nghĩ quá mức
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người có thói quen nghĩ quá lên mọi chuyện, phóng đại tiểu tiết, suy nghĩ về những thứ không xảy ra. Đối với một sự việc vô cùng đơn giản thì não lại bật công tắc tự vấn bản thân, tự biên tự diễn chính là “tự đào hố chôn mình”.
Khi bạn cảm thấy lo âu hoặc bản thân có xu hướng rơi vào trạng thái nghĩ ngợi nhiều, hãy tập cho mình thói quen nhắm mắt lại và thả lỏng cơ thể. Hãy loại bỏ những điều khiến bạn phân tâm và để tâm trí của bạn nghỉ ngơi, tập hít sâu và thở đều.
Khi nội tâm của bạn ổn định, sẽ có ít điều khiến bạn phải bận tâm hơn, ít gặp rắc rối hơn. Từ đó, bạn “giàu có” thời gian để làm việc có ích khác.
8. Tử tế nhiều hơn
Bertrand A. W. Russell – một triết gia, nhà logic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ XX từng nói: “Trong tất cả các phẩm chất đạo đức, tử tế là phẩm chất cần thiết nhất trên thế giới.”
Sự tử tế không phải là một điều cần phải học hỏi, mà là một loại hành vi.
Bạn tử tế, biết bao dung người khác và bao dung cho chính mình, bạn sẽ “giàu có” lòng nhân từ, rộng lượng, sự ấm áp. Từ đó, bạn sẽ được mọi người yêu mến và đối xử tử tế với bạn.
Trong 30 năm đầu tiên của cuộc đời, bạn hình thành thói quen; trong 30 năm sau, thói quen định hình cuộc sống của bạn. Muốn mình trở nên “giàu có”, hãy bắt đầu từ những thói quen đơn giản và nhỏ nhất.
Nguồn: CafeF